Tình trạng mua, bán kháng sinh không đơn thuốc diễn ra ở hầu khắp các địa phương.
“Nếu
sử dụng
kháng sinh không hợp lý,lạm dụng kháng sinh
, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các nguồn kháng khuẩn mới.Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc chữa nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp”.
Trên đây là chia sẻ của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tại buổi gặp mặt báo chí về tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc, sáng 16/11.

Việt Nam là một trong những nước có tình trạng kháng kháng sinh cao nhất thế giới
Hiện nay, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, là vấn đề rất trầm trọng ở Việt Nam. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, chưa có quốc gia nào mua, bán kháng sinh dễ dàng như ở Việt Nam. Thậm chí, ở các nhà thuốc, người bán chỉ là dược tá, dược trung mà chưa có dược sĩ.
Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng: Kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỉ đô USD cho kháng thuốc. Mỗi quốc gia chi từ 0,4-1,6% GDP cho kháng kháng thuốc.
“Thông qua kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm cho thấy, chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện so với chi phí khám, chữa bệnh là 48%. Trong đó, tỷ lệ chi cho kháng sinh chiếm 33%. Như vậy, chi phí cho kháng sinh trong tổng chi phí khám, chữa bệnh khoảng 17%” – ông Thái nói.
Về quy chế quản lý và sử dụng kháng sinh, đã có đầy đủ các quy định, trong đó có nội dung nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải có kê đơn của y bác sĩ nhưng trên thực tế cho thấy tại hầu hết các cửa hàng thuốc, người dân cứ đến mua là nhà thuốc bán dù có kê đơn của bác sỹ hay không.
“Nguyên nhân là vì lợi nhuận và do nhận thức của người dân về kháng thuốc nói chung và kháng thuốc kháng sinh nói riêng còn hạn chế”, ông Thái nói.
Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện của cơ quan chức năng còn gặp khó khăn bởi hiện trên cả nước có đến khoảng 30.000 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, tập trung nhiều ở TP HCM và Hà Nội nên khó có đủ nguồn lực, nhân lực để đánh giá, giám sát theo quy định. Bên cạnh đó,chế tài xử phạt thấp nên việc răn đe khó.
Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng
kháng kháng sinh
là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức điều trị đối với tương lai. "Thuốc kháng sinh - cẩn thận khi sử dụng” - là chủ đề của Chiến dịch toàn cầu về tuần lễ chống kháng thuốc thường niên do WHO khởi động trong nhiều năm.Tại Việt Nam, Tuần lễ phòng chống kháng thuốc sẽ được khởi động lần đầu tiên từ 16 đến 22/11/2015 tại Việt Nam với khẩu hiệu “Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa”.
T.Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội
(Theo: boiduongvanhoa.edu.vn)